Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí

Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí

Luật sư đại diện, Bảo vệ cho doanh nghiệp Tranh tụng tại Tòa án đối với hợp đồng kinh tế

Luật sư đại diện và Bảo vệ cho doanh nghiệp Tranh tụng tại Tòa án nhân dân các cấp đối với các Hợp đồng Kinh tế, Hợp đồng dân sự Thương mại, Các Tranh chấp giữa công ty với công ty, giữa công ty và cá nhân 

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì không thể không tránh khỏi các tranh chấp phát sinh. Để giải quyết được các vấn đề tranh chấp phát sinh của doanh nghiệp thì phải cần tới vai trò của Luật sư. Khi có Luật sự tham gia giải quyết các tranh chấp thì sẽ bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với dich vụ luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp Luật Đạt Điền giới thiệu sơ nét về các khái niệm như sau:

Thế nào là tranh chấp doanh nghiệp? Đặc điểm của tranh chấp doanh nghiệp?


- Tranh chấp doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động, gia đình….giữa hai bên, giữa nhóm hoặc các nhóm, giữa các thành viên, cổ đông….

- Tranh chấp doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

+ Tranh chấp từ mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể (Ví dụ như: Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận,..)

+ Tranh chấp doanh nghiệp chủ yếu là giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp, thương nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại.

Các loại tranh chấp mà Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


- Giải quyết tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

- Cổ đông, thành viên không góp tiền cho số cổ phần cam kết góp hoặc số vốn cam kết góp;

- Góp không đủ số cổ phần, số vốn góp đã đăng ký, nhưng vẫn yêu cầu được coi là cổ đông với quyền và lợi ích như của một người đã góp đủ;

- Tranh chấp phát sinh từ phương thức góp và tài sản góp vốn như: Định giá tài sản không chính xác với giá trị thực tế; Không chuyển sở hữu tài sản góp vốn; Không thỏa thuận với nhau trước về việc góp vốn và giá trị góp vốn bằng tài sản;

- Không quy định về thời điểm hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp và tính hợp pháp của các hợp đồng chuyển nhượng.

- Tranh chấp về tư cách cổ đông, thành viên;

- Tranh chấp vì về các Quyết định đưa ra không công bằng, Quyết định không hợp pháp;

- Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.

- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

- Tranh chấp về chọn người đại diện theo pháp luật;

- Các tranh chấp khác gắn liền với lợi ích của từng thành viên, cổ đông công ty,…

- Các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại giữa hai chủ thể là doanh nghiệp hoặc giữa doanhh nghiệp với chủ thể có liên quan

- Tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là các đối tượng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Một số các yêu cầu khi Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


- Nhanh chóng và dứt khoát hạn chế tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp

- Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường

- Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh

- Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các bên.

Các phương thức khi Luật sự giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


Theo quy định của pháp luật các hình thức mà Luật sư áp dụng khi giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

- Thương lượng: Là hình thức giải quyết tranh chấp thường không cần đến vai trò tác động của bên thứ 3. Đặc điểm cơ bản của hình thức giải quyết tranh chấp này là các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết các bất đồng.

- Hòa giải: Là hình thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 đóng vai trò làm trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hoà. Cũng như thương lượng hoà giải là giải pháp tự nguyện tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia tranh chấp

- Trọng tài thương mại: Là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài với tư cách là bên thứ 3 độc lập nhằm chấm dứt xumg đột bằng việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện

- Tòa án: Là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan toà án của nhà nước thực hiện. Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp thông qua toà án được tiến hành khi mà việc áp dụng biện pháp thương lượng hoặc hoà giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài.

Lợi ích khi Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


- Khi có luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ nhận được những lời tư vấn, đánh giá nhận định về vấn đề tranh chấp.

- Lựa chọn được phương thức giải quyết tranh chấp doanh nghiệp phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, hạn chế được chi phí phát sinh khi giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đồng thời bảo mật thông tin khách hàng và giữ được quan hệ vốn có giữa các bên...

- Khi có luật sự giải quyết tranh chấp doanh nghiệp thì sẽ bảo vệ được tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

- Có Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp

Các bước khi Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc cùng các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Doanh nghiệp thực tế khi các bên có yêu cầu.

Bước 2: Ký hết hợp đồng dịch vụ để giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

Bước 3: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp về Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại.

Bước 4: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện  tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh chấp liên quan đến Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại.

Bước 6: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại.

Công việc của Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


- Luật sư tư vấn quy định pháp luật và các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính doanh nghiệp, các vấn đề khác về Doanh nghiệp, Kinh doanh – Thương mại mà Luật Doanh nghiệp và văn bản pháp luật liên quan quy định.

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin về vụ việc, tra cứu văn bản pháp luật, văn bản nội bộ công ty để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp;

- Trao đổi với Quý Khách hàng về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện;

- Đại diện cho doanh nghiệp để đàm phán với các bên liên quan để đàm phán nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp nội bộ bằng con đường thương lượng;

- Tư vấn, đại diện Quý Khách hàng tham dự các cuộc họp để giải quyết tranh chấp.

- Đại diện Quý Khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;

Các lưu ý khi Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp


- Tìm hiểu kỹ các yêu cầu và nội dung của tranh chấp doanh nghiệp

- Xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp và bản chất của quan hệ pháp luật tranh chấp

- Vạch ra các hướng giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

-  Hạn chế thấp nhất rủ ro cho doanh nghiệp trong quá trình giải quyết tranh chấp doanh nghiệp

- Khi Luật sư giải quyết tranh chấp doanh nghiệp nếu luật chuyên ngành có quy định thì áp dụng luật chuyên ngành, Luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng quy định của luật chung; Luật chuyên ngành và luật chung cùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.

Liên hệ qua số Điện Thoại và Zallo để được tư vấn trực tiếp: 0567501111 Luật sư Từ Tiến Đạt ( Phó Trưởng Phòng Thanh Tra Viện Nghiên cứu pháp luật Phía Nam).

 

Hotline: 0567501111

Facebook

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo