Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Tiền Giang Thay áo cho Huyện Tân Phước

Tiền Giang: Thay áo cho Huyện Tân Phước

Huyện Tân Phước: Cơ hội và Tiềm năng trở thành nông thôn mới đạt chuẩn.

Huyện Tân Phước được thành lập ngày 27-8-1994 theo Nghị định số 68/CP ngày 11/7/1994 của Chính Phủ là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Tiền Giang trên cơ sở tách ra từ phần đất của huyện Cai Lậy, Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và một phần đất của tỉnh Long An. Huyện Tân Phước có nhiều tuyến đường kết nối với các trục giao thông liên kết với TPHCM. Huyện có 12 xã , thị trấn với diện tích tự nhiên 33.012,8ha, phần lớn là chuyên canh vườn cây ăn trái như: Khóm, Thanh long, Mít,…Huyện Tân Phước là một trong những địa phương còn nhiều dư địa về tiềm năng kinh tế - văn hoá – xã hội cần đầu tư và hứa hẹn những đột phá nổi bật trong tương lai.

Nói đến huyện Tân Phước không thể không kể đến những địa điểm du lịch và du lịch cũng trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh của huyện và là địa điểm trọng điểm về du lịch của cả tỉnh Tiền Giang. Huyện Tân Phước vinh hạnh khi có 9 di tích được công nhận trong đó bao gồm 1 di tích cấp Quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh. Có các cơ sở tôn giáo đặc biệt có Chàu Phật Đá (Linh Phước cổ tự) có kiến trúc độc đáo và lâu đời. Thiền viện Trúc lâm Chánh giác, ngoài việc thiền tu còn làm phong phú thêm đời sống văn hoá tâm linh của người dân cũng như các phật tử. Đây là điểm nhấn quan trọng thu hút du khách thập phương đến tham quan viếng chùa, lễ Phật và tham quan, du lịch. Ngoài ra, còn có Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười cũng được xem là điểm nhấn khi đến tham quan du lịch ở huyện Tân Phước. Đến nơi đây du khách có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động dân giã như chèo xuồng khám phá những vùng rừng ngập phèn với không gian yên tĩnh, môi trường trong lành được bao bọc bởi những rừng tràm xanh tốt. Bên cạnh đó huyện cũng mở ra nhiều khu du lịch sinh thái vốn đầu tư tư nhân gồm nhiều loại hình như nghĩ dưỡng gia đình, tham quan vườn trái cây kết hợp câu cá, bơi xuồng ba lá, ẩm thực,…

 

Đồng chí Trần Hoàng Phong, Chủ tịch UBND huyện Tân Phước giới thiệu tiềm năng, lợi thế và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Huyện Tân Phước giới thiệu 15 dự án dự kiến mời gọi đầu tư của huyện như: Khu công nghiệp Tân Phước 1, Khu công nghiệp Tân Phước 2; Dự án Khu logistic xã Hưng Thạnh; tổng hợp các dự án sản xuất và chế biến nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến huyện Tân Phước… Huyện Tân Phước có lợi thế rất lớn về nguồn lực đất đai, nguồn lao động; đặc biệt có vị trí thuận lợi, khai thác được 7 tuyến đường kết nối Quốc lộ 1 và cao tốc vào huyện Tân Phước. Đồng thời, trên địa bàn huyện có các tuyến đường thủy trục chính quan trọng có thể vận chuyển hàng hóa đi và đến Cảng Mỹ Tho và Cảng Hiệp Phước bằng sà lan tải trọng trên 1.000 tấn. Với những tiềm năng, lợi thế và thành tựu đã có, cánh cửa thu hút đầu tư vào huyện đang rộng mở, huyện sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Mục tiêu của huyện Tân Phước là hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2024 nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trong ngành nông nghiệp, từng bước xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng hoàn thiện và hiện đại, cung cấp đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn cho con người dân, đồng thời góp phần phát triển kinh tế và xã hội của địa phương. Với việc phấn đấu hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2024, huyện Tân Phước đã khẳng định vị thế của huyện trong quá trình phát triển của đất nước và thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng của cộng đồng và chính quyền địa phương để phát triển nông thôn mới. Sự phấn đấu không ngừng và quyết tâm vươn lên sẽ giúp Tân Phước vượt qua mọi thách thức và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đồng thời đóng góp một phần vào sự phát triển của đất nước.

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo