Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Nữ hoàng nội y" Ngọc Trinh bị bắt tội gì?

Khởi tố,  bắt tạm giam “Nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh.

Ảnh: Internet

Ngày qua 19.10 theo Công an TP.HCM cho biết đã khởi tố, bắt tạm gia bà Trần Thị Ngọc Trinh (34 tuổi, ngụ tại quận 7) về tội Gây rối trật tự công cộng. Phòng cảnh sát giao thông cũng đã lập biên bản Ngọc Trinh với các lỗi “điều khiển xe che biển số”, “không có giấy đăng ký xe” và “không có giấy phép lái xe A2”. Theo ghi nhận vào ngày 6.10 nữ hoàng nội y Ngọc Trinh tổ chức thực hiện hành vi điều khiển xe mô tô biển kiểm soát 59A3-115.88 (nhãn hiệu BMW, dung tích xi lanh 999 cm3) lưu thông, biểu diễn trên đoạn đường D15 Khu công nghệ cao TP.HCM (P.Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức) nhằm mục đích quay video với các động tác lái xe nguy hiểm, tư thế phản cảm, không mặc đồ bảo hộ, nằm, quỳ gối trên yên xe,…. Các video sau đó được chỉnh sửa và đăng tải lên các trang mạng xã hội với  đăng tải 5 video có nội dung liên quan đến hành vi điều khiển xe mô tô phân khối lớn với các động tác lái xe phản cảm, nguy hiểm vào nhiều ngày của tháng 9 và tháng 10.2023. Tính đến 10 giờ ngày 12.10, các video này đã thu hút được 478.000 lượt thích; 4.881 lượt bình luận; 9.848 lượt lưu video; 5.787 lượt chia sẻ...Thực hiện hành vi này còn có ông Trần Xuân Đông là người trực tiếp dạy lái xe mô tô cho bà Trần Thị Ngọc Trinh. Công an TP.HCM cũng đã có quyết định khởi tố, lệnh khám xét chỗ ở, bắt tạm giam Trần Xuân Đông về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức và gây rối trật tự công cộng.

Ảnh: Internet

Vậy với các tội danh trên Bà Trần Thị Ngọc Trinh và Ông Trần Xuân Đông bị xử phạt như thế nào?

Theo Luật gia Thạch Thị Hiền Tâm – Chuyên gia pháp luật cao cấp Viện nghiên cứu pháp luật phía Nam cho biết như sau:

Tội “Gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 318, Bộ luật hình sự 2017. Theo đó, tại Khoản 1 điều này quy định người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, xúi giục người khác phạm tội, dùng hung khí, tái phạm nguy hiểm, hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng theo quy định tại Khoản 2 Điều 318 bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.

Theo điều 341 bộ luật Hình sự quy định về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:"Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30  - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm". Theo đó, nếu người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp như: có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 2 - 5 năm.

Về các tội danh như: “điều khiển xe che biển số” sẽ bị xử phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng, “ không có giấy đăng ký xe” bị xử phạt từ 800.000 – 1 triệu đồng, “không có giấy phép lái xe A2” bị xử phạt 4 – 5 triệu đồng, tạm giữ xe vi phạm 7 ngày.

 

 

 

 

 

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo