Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà xưởng, nhà kho luôn là nỗi trăn trở lớn đối với những chủ đầu tư Việt Nam cũng như chủ đầu tư nước ngoài đến đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Các loại thủ tục và giấy tờ hành chính có thể rất phiền hà và mất thời gian. Do đó hãy cùng tìm hiểu thủ tục xin giấy cấp phép xây dựng nhà xưởng thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Giấy phép xây dựng nhà xưởng
1.1 Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Có 3 loại giấy phép xây dựng:
Giấy phép xây dựng mới
Giấy phép sửa chữa cải tạo công trình
Giấy phép di dời công trình
1.2 Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà xưởng
Đơn xin giấy phép xây dựng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Bản vẽ thiết kế nhà xưởng.
Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ.
Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về Phòng cháy và chữa cháy, hay phương án phòng cháy chữa cháy
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ( ĐTM).
Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.
Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
1.3 Đơn xin phép xây dựng nhà xưởng
Đơn đề nghị xin phép xây dựng gửi Ban quản lý các khu công nghiệp bao gồm một số thông tin:
Thông tin chủ đầu tư
Địa điểm xin giấy phép xây dựng.
Quy mô từng hạng mục xin cấp phép xây dựng.
Đơn vị hoặc tên người thiết kế bản vẽ xin cấp phép.
Đơn vị hoặc tên người thẩm tra bản vẽ.
Dự kiến thời gian hoàn thành.
Sau khi xin cấp phép và hoàn thành công việc xây dựng, chủ đầu tư cần lưu ý một công tác nữa là công tác hoàn công đưa công trình vào sử dụng.
2. Giấy phép xây dựng nhà kho
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân xã, Phường.
Bước 3: Phòng Quản lý đô thị thành phố tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép.
Bước 4: Tổ chức cá nhân nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố.
3. Các khoản thuế cần đóng khi xây dựng
Theo Luật thuế giá trị và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì mọi tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu chịu thuế đều phải kê khai nộp thuế theo luật định.
Đối với lĩnh vực thuế xây dựng nhà tư nhân thì chủ thầu khi nhận thi công công trình phải đăng ký hợp đồng xây dựng, kê khai nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN tại cơ quan quản lý thuế nơi có công trình xây dựng. Trong trường hợp hợp đồng xây dựng giữa chủ thầu và chủ nhà thống nhất việc nộp thuế do chủ nhà thực hiện thì chủ nhà có trách nhiệm kê khai nộp thuế vào ngân sách nhà nước
Bạn nên thuê một công ty thầu thi công phần nhân công của căn nhà. Công ty này sẽ đóng thuế VAT và TNDN dựa trên hợp đồng nhân công.
Căn cứ vào Công văn số 3700 TCT/DNK ngày 11-11-2004 của Tổng cục Thuế về việc thu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà ở tư nhân; trong đó nêu rõ “trường hợp nhận khoán gọn (bao gồm cà nhân công và cung cấp vật liệu xây dựng) phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng-thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ giá trị công trình.
Trường hợp chủ hộ gia đình tự mua vật tư xây dựng và tự thuê công nhân xây dựng lẻ (không hợp đồng) hoặc có thuê thầu xây dựng nhưng không cung cấp được hợp đồng và các căn cứ chứng minh đã thuê thầu xây dựng thì chủ hộ gia đình là người phải nộp thuế thay. Tuy nhiên, vật tư bạn có thể mua, cơ quan thuế không thu thuế vật tư của nhà tư nhân.
4. Thủ tục hoàn công được quy định ra sao?
Sau khi xây dựng xong, chủ nhà phải nộp hồ sơ hoàn công. Cơ quan cấp phép cũng chính là cơ quan ra biên bản hoàn công. Hồ sơ hoàn công bao gồm:
Giấy báo đề nghị kiểm tra công trình hoàn thành (theo mẫu).
Bản sao giấy phép xây dựng.
Bản sao hợp đồng thi công với nhà thầu xây dựng có tư cách pháp nhân (có thị thực).