Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Luật sư tư vấn Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và xâm phạm quyền riêng tư sẽ bị xử lý như thế nào?

Nếu bạn bị đánh ghen, bị người khác đánh đập gây thương tích nhẹ hoặc nặng thì hảy liên hệ Luật sư Quận Bình Tân để được tư vấn và viết đơn Tố cáo ra công an quận Bình Tân để được giải quyết kịp thời. Tuỳ theo tỷ lệ thương tật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại công an Điều tra Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Văn phòng Luật sư chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn : 0567 50 1111

Luật sư tư vấn khi bị Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và xâm phạm quyền riêng tư sẽ bị xử lý như thế nào?

       1. Danh dự nhân phẩm là gì?

Danh dự được hiểu là sự coi trọng, tôn trọng của xã hội đối với một cá nhân, tổ chức và được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay hiểu theo cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người. Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

  1. Xúc phạm nhân phẩm là gì?

Không có khái niệm cụ thể nào về xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên, có thể hiểu về xúc phạm danh dự, nhân phẩm là dùng những lời nói tục tĩu, thô bỉ để nhục mạ, nhằm hạ uy tín gây ra những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

  1. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm theo quy định pháp luật

Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Do vậy, danh dự, nhân phẩm luôn được pháp luật bảo vệ.

  1. Quy định pháp luật về xúc phạm danh dự nhân phẩm

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định rất rõ về chế tài đối với những hành vi được coi là xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác.

Cụ thể, tại điều 155, Bộ luật hình sự 2015, sủa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 46% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Ngoài ra, tại điểu 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm danh dự của người khác như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Quyền riêng tư là gì?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại.

Mỗi cá nhân đều có quyền riêng tư, pháp luật công nhận và bảo vệ quyền này. Nghĩa là đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình là bất khả xâm phạm, và mọi người ai cũng phải tôn trọng và có nghĩa vụ bảo vệ quyền riêng tư đó.

Khi cá nhân có quyền bí mật đời tư cá nhân, thì mọi hành vi thu thập, khai thác, công bố thông tin về đời tư cá nhân đó cũng phải được sự đồng ý của họ. Tuy nhiên, có những trường hợp, pháp luật cho phép được kiểm soát thư tín, điện thoại của người khác. Đó là những trường nhằm thực hiện nghiệp vụ điều tra, bảo vệ an ninh hay phát hiện tội phạm. Việc kiểm soát này phải có quyết định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.

Quyền riêng tư về cơ bản được pháp luật bảo vệ gồm 4 nội dung như sau:

– Sự riêng tư về thông tin cá nhân:

Như việc pháp luật ban hành các quy định về nguyên tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các thông tin cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của cơ quan nhà nước lưu trữ về công dân đó. Đây được gọi là “bảo vệ dữ liệu”.

– Sự riêng tư về cơ thể:

Liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của mỗi người.

– Sự riêng tư về thông tin liên lạc:

bao gồm các quy định về bảo mật và riêng tư liên quan đến thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác.

– Sự riêng tư về nơi cư trú:

Liên quan đến việc ban hành các quy định xử phạt đối với sự xâm nhập chỗ ở, nơi làm việc mà chưa được sự cho phép của cá nhân đó.

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác tức là có hành vi xâm phạm đến một trong các nội dung nêu trên.

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền riêng tư:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người và không ai được phép xâm phạm. Nếu xâm phạm thì sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật.

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay Bộ luật hình sự 2015 có quy định về tội xâm phạm quyền riêng tư. Theo đó ai có hành vi xâm phạm quyền riêng tư sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 159. Cụ thể xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt theo 2 khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  • Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax; hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
  • Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax; hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
  • Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
  • Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
  • Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín; điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt; làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó, nếu cá nhân có hành vi thuộc một trong những trường hợp nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất, hành vi vi phạm. Ngoài ra, nếu đủ căn cứ còn có thể quy vào các tội như tội vu khống, tội làm nhục người khác theo Điều 156, Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)./.

Nếu bạn và gia đình bạn bị đánh đập và xúc phạm danh dự bị làm nhục tại quận Bình Tân, Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh thì hảy gọi Luật sư để bảo vệ tư vấn và viết đơn tố cáo tại cơ quan công an quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh: 0567501111 Luật sư tư vấn.

 

 

 

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo