Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Luật sư quận Bình Tân và Quận Tân Phú tư vấn tội trộm cắp tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân.

Luật sư quận Bình Tân và Tân Phú chuyên tư vấn cho bị can bị cáo , tư vấn cho người bị công an mời làm việc hoặc bị cán bộ điều tra công an quận Tân Phú; Cán bộ điều tra Công an quận Bình Tân triệu tập để điều tra 

Theo quy định thông tư 46 Bộ công an Luật sư tham gia từ giai đoạn được phân công cán bộ Điều tra thụ lý giải quyết vụ án. Để đảm bảo quyền lợi cho bị can bị cáo người bị tố cáo tại cơ quan công an  quận Bình Tân và cơ quan Công an quận Tân Phú thì hảy gọi Luật sư chuyên bào chữa hình sự tại quận Bình Tân và quận Tân Phú: 0567501111 để được tư vấn và bảo vệ sớm nhất.​​​

Theo quy định tại Điều 355 BLHS2015 và được  sửa đổi 2017 quy định về tôi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản:

1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng

e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động;

d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hình phạt tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định như sau: 

1.1 Hình phạt cơ bản tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 là cấu thành cơ bản của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, có khung hình phạt từ 01 năm đến 06 năm tù.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (dưới 01 năm tù) hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được hưởng án treo.

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 06 năm tù.

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của điều luật này; người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặngquy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn; người phạm tội trả lại tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

1.2 Hình phạt tăng nặng thứ nhất tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ nhất (khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

+ Có tổ chức

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm này, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên, không phải vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người đồng phạm trên.

Các yếu tố để xác định phạm tội có tổ chức được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là trường hợp người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng.

Dùng thủ đoạn nguy hiểm khi thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn che giấu hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người.

+ Phạm tội 02 lần trở lên

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trở lên, mỗi lần lạm dụng chức vụ, quyển hạn chiếm đoạt tài sản đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.

Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, còn các lần khác chỉ là vi phạm kỷ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 02 lần trở lên.

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

Đây là trường hợp người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gây thiệt hại (khác) về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

+ Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; làm mất uy tín của Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của những đối tượng, những địa phương cần được quan tâm, hỗ trợ đặc biệt. Vì vậy, nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đổi với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì chỉ cần thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sẽ bị xét xử theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, với hình phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 01 năm tù đến dưới 06 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 01 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 13 năm tù.

 

1.3 Hình phạt tăng nặng thứ hai với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ hai (khoản 3 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gây thiệt hại (khác) về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

+ Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động...

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội là trường hợp hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây phẫn nộ, bất bình trong nhân dân, dẫn đến gây rối, biểu tình; bị các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, chính sách đoàn kết, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá rối an ninh... Vì vậy, nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì chỉ cần thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sẽ bị xét xử theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 06 năm tù đến dưới 13 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (dưới 06 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 20 năm tù.

1.4 Hình phạt cao nhất với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo cấu thành tội phạm tăng nặng thứ ba (khoản 4 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ khác là tài sản bị chiếm đoạt trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội khác, nếu tài sản bị chiếm đoạt không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản được xác định căn cứ vào giá thị trường vào thời điểm phạm tội, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của một người khi thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng không tự mình xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định (định giá).

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên là trường hợp ngoài hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (thỏa mãn 01 trong 03 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015), người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn gây thiệt hại (khác) về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII Bộ luật Hình sự năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 13 năm tù đến dưới 20 năm tù). Nếu người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hem của điều luật (dưới 13 năm tù).

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến tù chung thân.

1.5 Hình phạt bổ sung với tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Đường lối xử lý hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định về hình phạt bổ sung (khoản 5 Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015)

Ngoài những hình phạt chính như đã nêu trên, người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản có tác dụng hỗ trợ hình phạt chính, tăng khả năng trừng trị người phạm tội, giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

1.6 Cấu thành tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản

*Mặt chủ thể:

- Chủ thể: chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức, doanh nghiệp...

.*Khách thể:

xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

* Mặt khách quan

Hành vi khách quan: hành vi vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt tài sản của ngườ khác người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế các thủ đoạn này là lạm dụng chức vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần người khác để chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn làm phương tiện để cưỡng bức người khác, chiếm đoạt tài sản của họ. Người bị hại do lo sợ rằng người phạm tội sẽ gây thiệt hại cho mình mà để cho người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản..

+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác chiếm đoạt tài sản của họ là trường hợp người phạm tội thể hiện những nội dung không đúng sự thật với người khác nhưng vì tin vào người có chức vụ, quyền hạn mà họ không nhận thức ra được đó là gian dối và để cho người phạm tội chiếm đoạt tài sản.

+ Nếu người phạm tội không gian dối nhưng người bị hại vẫn tin mà giao cho tài sản và người có chức vụ, quyền hạn lạm dụng sự tín nhiệm này mà chiếm đoạt tài sản của họ thì đây là thủ đoạn lạm dụng tín nhiệm.

- Kết quả là nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân.

- Phương tiện: chính là chức vụ, quyền hạn được lạm dụng để thực hiện hành vi

* Mặt chủ quan:

- Lỗi : cố ý trực tiếp

- Mục đích: mục đích chiếm đoạt tài sản

-Động cơ: Vu lợi bất chính

Hình phạt của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

+ Khung 1: bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm

+ Khung 2: bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

+ Khung 3: bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm

+ Khung 4: bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân

+ Hình phạt bổ sung: còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

 

2. Tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội vu khống ?

Chào luật sư, em có vấn đề sau mong được luật sư tư vấn giúp. Cháu trai em được thằng bạn cùng phòng đưa xe nhờ chở bạn của nó đi Bình Dương để xin việc. Xong cháu em chở đi, xuống đó vô quán nước uống. Cái thằng được chở đi mới nói cháu em ngồi đó nó lấy xe chạy vô công ty kia xin việc. Xong nó lấy xe đi luôn. Cháu em đợi tới chiều không thấy nó quay lại bà chủ quán mới nói nó lấy xe đi luôn rồi đợi gì nữa. Cháu em mới đón xe về Sài Gòn nói với thằng chủ xe là bạn nó lấy xe đi luôn rồi. Mà thằng chủ xe quen biết thằng ăn cắp xe nhưng không biết địa chỉ nhà nơi ở gì hết đó. Giờ thằng chủ xe nói cháu em thì dàn cảnh với thằng kia ăn cắp xe nó nó bắt đền. Giờ nó kêu đưa nó 5 triệu không nó báo công an.

Mà giờ lỡ đưa 5 triệu vài bữa nó đòi tiếp thì tính sao? Xe nó hồi mua tầm 23 triệu. Mà cháu em nó không có lấy nó cũng chỉ giúp thằng chủ xe chở bạn nó đi tìm việc thôi ?

Mong nhờ luật sư tư vấn giùm em về trường hợp này. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư, Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:Về hành vi của người lấy xe ở đây đã cấu thành hành vi trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

 

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo