Vụ án hình sự thì luật sư bào chữa được tham gia từ giao đoạn nào của vụ án?
Vụ án Hình sự là gì?
Vụ án hình sự là vụ việc vi phạm có dấu hiệu là tội phạm đã được quy định trong Bộ luật Hình sự và được cơ quan có thẩm quyền ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo các trình tự, thủ tục đã được quy định ở Bộ luật Tố tụng hình sự.
Vụ án hình sự gồm những giai đoạn nào?
Vụ án hình sự gồm những giai đoạn sau:
- Khởi tố vụ án hình sự: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tố tụng hình sự. Trong giai đoạn này Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm. Cơ sở để khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Điều tra vụ án hình sự: Sau khi khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành các hoạt động điều tra hoặc các biện pháp khác nhằm thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trong vụ án hình sự. Kết thúc điều tra cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố nếu có đủ chứng cứ, hoặc đình chỉ điều tra nếu có một trong căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự hay đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can là người thực hiện tội phạm
- Truy tố vụ án hình sự: Sau khi tiến hành điều tra vụ án và thu thập được các chứng cứ chứng minh tội phạm thì Viện Kiểm sát sẽ ra một trong các quyết định: Truy tố bị can; trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can. Đây là một bước nghiên cứu lại hồ sơ vụ án, kiểm tra lại toàn bộ các hoạt động điều tra cũng như các chứng cứ đã thu thập được của cơ quan có thẩm quyền để xem xét việc có đủ điều kiện đưa vụ án ra xét xử.
- Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện Kiểm sát chuyển sang. Kết thúc giai đoạn này Hội đồng xét xử đưa ra bản án hoặc các quyết định.
- Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc 7 ngày kể từ ngày có Quyết định sơ thẩm nếu như có kháng cáo của bị cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát thì Tòa án cấp trên trực tiếp sẽ xét xử lại vụ án hoặc xét lại Quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp sơ thẩm
- Thi hành bản án và quyết định của Tòa án: Là giai đoạn bảo đảm cho bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án được đưa ra thi hành.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm: Trong trường hợp phát hiện sai lầm về pháp luật của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực thì được xử lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Luật sư bào chữa được tham gia từ giai đoạn điều tra
Theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng là từ khi khởi tố bị can.
Trừ trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trong đó, khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, bắt người gồm:
- Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
- Bắt người phạm tội quả tang;
- Bắt người đang bị truy nã;
- Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;
- Bắt người bị yêu cầu dẫn độ
Còn đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Như vậy, sớm nhất, luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra nếu được mời/lựa chọn bào chữa và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.
Trong giai đoạn này, người bào chữa sẽ do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ mời/lựa chọn.
Các trường hợp bắt buộc phải có luật sư
Luật sư bào chữa tham gia vào vụ án hình sự khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định (khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Theo đó, sẽ có luật sư được mời hoặc luật sư chỉ định. Và trong các trường hợp sau đây, nếu không mời được người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định người bào chữa:
– Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình
– Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa, người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Theo đó, trong 2 trường hợp nêu trên bắt buộc phải có người bào chữa nếu không mời được thì phải chỉ định người bào chữa. Sự tham gia của người bào chữa vào những vụ án này không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo.
Nếu người nhà bạn gặp trường hợp Cần luật sư Đại diện bảo vệ quyền lợi cho mình thì nên nhờ luật sư tham gia ngay từ buổi đầu tiên khi được mời lên cơ quan công an làm việc. Hãy liên hệ Văn phòng luật sư Đạt Điền Quận Bình Tân để được tư vấn và đưa ra hướng giải quyết. Ở đây chúng tôi có:
- LUẬT SƯ TƯ VẤN CÁC VỤ ÁN LIÊN QUAN
- LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO BỊ CAN, BỊ CÁO TRƯỚC TOÀ ÁN, TRƯỚC CƠ QUAN TỐ TỤNG,…
- ĐẠI DIỆN UỶ QUYỀN THAM GIA TỐ TỤNG TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN CÁC CẤP, TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI TP HCM
VĂN PHÒNG GIAO DỊCH VĂN PHÒNG LUẬT SƯ BÌNH TÂN: 582 TÂN KỲ TÂN QUÝ PHƯỜNG BÌNH HƯNG HOÀ QUẬN BÌNH TÂN.ĐT&ZALO: 0966 456 678 Luật sư Từ Tiến Đạt
ĐT& ZALO: 0966 456 678 Luật sư Từ Tiến Đạt ( Phó Trưởng phòng Thanh tra Viện nghiên cứu pháp luật Phía Nam, nguyên Phóng viên Báo Công an, nguyên Phó Trưởng ban phóng viên và Công Tác Bạn Đọc Báo kinh tế nông thôn)
Phương Thanh (Tổng hợp)