Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Tin nhắn chụp màn hình có được coi là nguồn chứng cứ hợp pháp?

Tin nhắn chụp màn hình có được coi là nguồn chứng cứ hợp pháp ?

Tin nhắn chụp màn hình có được coi là nguồn chứng cứ hợp pháp ? Đây là câu chuyện mà không ít người quan tâm trong các vụ án, tranh chấp. Chứng cứ là một trong những tư liệu hết sức quan trọng nhằm xác định sự thật; khách quan của vụ án; một vụ án chỉ có thể được làm sáng tỏ khi có nguồn chứng cứ chính xác và hợp pháp. Vậy, tin nhắn chụp màn hình có phải là chứng cứ ? Để hiểu rõ vấn đề này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.

Quy định về chứng cứ và nguồn của chứng cứ

Theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 định nghĩa về chứng cứ như sau:

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự; thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội; người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Theo đó, chứng cứ, chỉ được coi là hợp pháp khi được lấy ra từ những nguồn nhất định và có giá trị chứng minh cho vụ án. Cụ thể tại điều 87 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

Vật chứng;

Lời khai, lời trình bày;

Dữ liệu điện tử;

Kết luận giám định, định giá tài sản

Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

Các tài liệu, đồ vật khác.

Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Vậy, tin nhắn chụp màn hình có phải là nguồn của chứng cứ ?

Tin nhắn chụp màn hình có được coi là nguồn chứng cứ hợp pháp ?

Theo quy định tại điều 10 Luật giao dịch điện tử 2005; thì tin nhắn được coi là một dạng dữ liệu điện tử. Vì vậy, có thể nói tin nhắn; là một trong những nguồn chứng cứ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định dữ liệu điện tử là một nguồn chứng cứ, có giá trị như các nguồn chứng cứ khác.

Theo đó ta có thể thấy tin nhắn chụp màn hình điện thoại cũng có thể được coi là một trong những nguồn chứng cứ trong quá trình điều tra vụ án, vụ việc. Tuy nhiên, không phải bất cứ tin nhắn nào cũng được coi là nguồn chứng cứ hợp pháp; để được xem là chứng cứ thì nó cần đáp ứng các điều kiện sau:

Tính khách quan: Tin nhắn này có thật, tồn tại khách quan; có nguồn gốc rõ ràng, không bị làm cho sai lệnh, biến dạng; đã được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng…

Tính hợp pháp: Tin nhắn này phải được thu thập đúng luật; trong cả quá trình khám xét, thu giữ vật chứng, sử dụng công nghệ được cơ quan pháp luật công nhận; để sao lưu dữ liệu, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu làm chứng cứ. Cơ quan điều tra phải thu thập theo đúng thủ tục tố tụng hình sự

Tính liên quan của chứng cứ: Tin nhắn chụp màn hình điện thoại thu được có liên quan đến hành vi phạm tội; được sử dụng để xác định các tình tiết của vụ án về không gian; thời gian hình thành, nội dung tin nhắn chứa thông tin về đối tượng, hành vi phạm tội, nơi hoạt động của đối tượng, nguồn gốc và nội dung tin nhắn, công nghệ thanh toán thẻ, nạn nhân, thiệt hại…

Ngụy tạo nguồn chứng cứ là tin nhắn chụp màn hình có thể bị xử lý thế nào ?

Thực tế, không ít trường hợp vì để đạt được mục đích cố tình ngụy tạo chứng cứ. Trong đó, có thể nói việc ngụy tạo chứng cứ bằng tin nhắn chụp màn hình có thể là một trong những cách rễ ràng nhất. Vậy hành vi này bị xử lý ra sao ?

Theo đó, tại điều 489 Bộ Luật tố tụng dân sự quy định người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:

1. Làm giả, hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Tòa án;

2. Từ chối khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;…

Đối với trường hợp ngụy tạo chứng cứ tùy từng hành vi, hậu quả và chủ thể thực hiện mà có thể cấu thành các dạng tội phạm khác nhau theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Cụ thể:

Tội sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Tội giả mạo trong công tác

Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo