Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Có hay không hành vi bất hiếu

Có hay không hành vi "Bất hiếu"

Tại Phường Bình Hưng Hoà, Quận Bình Tân vừa qua đã xảy ra 1 vụ án liên quan đến đất đai, tình cảm mẹ con và tình làng nghĩa xóm. Bà Trần Thị G sinh năm 1946 có 3 người con 2 trai và 1 gái (con trai Trần Đình P và Trần Đình T; con gái Trần Thị Hồng A), vào giữa tháng 6 năm 2022 bà A đến nhà mẹ ruột là bà G để mượn sổ hồng với mục đích là thế chấp cho ngân hàng để trả nợ và hứa là 1 năm sau sẽ trả lại sổ cho mẹ là bà G. Bà A đến nhà khóc lóc, van xin mẹ ruột của mình, cũng vì tình thương con bà G đã cho con gái của mình mượn sổ và sang tên nhưng thay vì bà A mang sổ đã sang tên đi thế chấp ngân hàng thì bà A lại bán căn nhà của bà G đã ở hơn 50 năm mà hai vợ chồng bà G đã tích góp xây nên bán cho người cùng xóm tên T. Sự việc chỉ được bóc trần khi bà T và mẹ của bà T là bà H và 1 nhóm người làm việc cho bà T và bà H đến đập phá, đổ chất thải, chặt cây xung quanh nhà, lấy đồ đạc trong nhà ném ra ngoài thì bà G mới bàng hoàng biết rằng con mình là bà A đã đem nhà đi bán. Bà A còn cùng những người đã mua nhà đến để đuổi bà G ra khỏi nhà với những câu nói khó nghe đến đau lòng “Má không ở đây được, nhà này của người ta má không được chiếm dụng, nếu chiếm dụng công an ghép tội má ráng chịu”; “Nhà không phải nhà của má cũng không phải nhà con mà là nhà của T”; “Má lấy cái gì làm bằng chứng má ở từ trước tới giờ là chuyện của má bây giờ là nhà của người ta rồi”.

Vụ việc như vậy theo các chuyên gia pháp luật và các chuyên gia như sau:

Hành vi đổ chất thải vào nhà người khác có vi phạm pháp luật không?

Những cá nhân có hành vi ném chất thải và chất bẩn sang nhà người khác bên cạnh bị xử phạt vi phạm hành chính, các đối tượng ném chất thải và chất bẩn vào nhà người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Như chúng ta đã thấy thì mục đích của hành vi nèm ném chất thải vào nhà nhà người khác rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những trường hợp này, tuy nhiên dù vì mục đích nào đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống người khác và đặc biệt đó là ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của gia đình đó.

Xâm phạm chỗ ở của người khác là vi phạm pháp luật:

Căn cứ vào điều 42 Hiến pháp quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”

Do đó mà ngoài các trường hợp được khám xét theo quy định pháp luật, quyền bất khả xâm phạm phải được thực thi.

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo