Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Làm việc với Công an có được ghi âm không?

Làm việc với Công an có được ghi âm không?

Ghi âm, ghi hình có âm thanh là gì?

Ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là phương tiện, thiết bị ghi âm thanh hoặc ghi hình có âm thanh gồm: Thiết bị thu hình ảnh, âm thanh, đầu ghi hình, máy chủ, các phương tiện thiết bị kỹ thuật khác sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định của Thông tư liên tịch này.

Phòng ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh tại cơ sở giam giữ, trụ sở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là phòng chuyên dụng bảo đảm đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng, an toàn và được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh đạt chất lượng về âm thanh và hình ảnh.

Các trường hợp ghi âm, ghi hình có âm thành

Những trường hợp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh bao gồm:

– Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc trụ sở Cơ quan có thẩm quyền điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

– Các trường hợp có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh:

+ Hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS);

+ Trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTHS.

Làm việc với Công an có được ghi âm không?

Hiến pháp 2013 quy định, công dân có quyền giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động của các bộ, công nhân viên chức trong quá trình thi hành công vụ.

Trên tinh thần của Hiến pháp, công dân được làm những gì pháp luật không cấm, vì thế quy chế cấm người dân quay phim, chụp ảnh là trái luật, trái với quyền dân chủ và thực hành giám sát của công dân.

Thêm nữa, trụ sở xã là nơi tiếp công dân, công dân có quyền ra vào để liên hệ công việc, để làm việc hoặc thực hiện công việc của mình, vì vậy trụ sở UBND không thuộc khu vực cấm, địa điểm cấm.

Việc để người dân giám sát cán bộ, công chức khi làm nhiệm vụ công là hoàn toàn phù hợp , trường hợp nếu phát hiện có những hành vi sai chuẩn mực, không đúng quy định thì cũng là bằng chứng để tố cáo với cơ quan có thẩm quyền

Tuy nhiên cần lưu ý với những hình ảnh thông tin khi quay phim, chụp hình, trường hợp phát tán, đăng tải với mục đích bôi nhọ, kích động, lôi kéo tham gia chống phá chính quyền hoặc mang tính phiến diện bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác,… thì người vi phạm có thể bị xử lý theo Luật an ninh mạng hiện hành hoặc truy tố hình sự tùy theo hành vi và hậu quả.

Ghi âm lén có vi phạm pháp luật không?

Khi người thực hiện việc ghi âm, sử dụng nội dung ghi âm hay ghi âm với mục đích trái pháp luật như; nhằm xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm,hạ thấp uy tín của người khác.…. thì lúc này, việc ghi âm lén được coi là trái pháp luật.

Tại Điều 102, khoản 3, điểm q quy định:

3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau :

“…q.Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật…”

Ngoài ra

Bộ Luật hình sự năm 2015 cũng quy định về việc xử lý hình sự đối với hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật” tại Điều 159.

+ Lấy lời khai của người làm chứng theo quy định tại Điều 187, lấy lời khai người bị hại, đương sự theo quy định tại Điều 188 BLTTHS;

+ Đối chất theo quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTHS.

Ghi âm lén trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Người thực hiện việc ghi âm lén vào mục đích bất hợp pháp nói chung; hay người sử dụng nội dung ghi âm nhằm mục đích bất hợp pháp sẽ phải chịu những chế tài theo quy định pháp luật đối với hành vi của mình trên cơ sở những thiệt hại xảy ra tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hành hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo luật dân sự.

Theo quy định tại Điều 102, khoản 3, điểm q, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP thì:

Phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật”
Theo quy định tại điều 159 Bộ luật hình sự 2015 thì:

Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi thực hiện hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật”; mà trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Có thể bị phạt tù cao nhất đến 03 năm khi người phạm tội thực hiện hành vi sau:
Có tổ chức;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Phạm tội 02 lần trở lên;

Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
Làm nạn nhân tự sát.

Ghi âm, ghi hình sao cho đúng luật

Thông tư 67 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Thông tư này thay thế Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009. Tại Điều 10 của Thông tư 67 quy định, nhân dân giám sát công an nhân dân phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật.

Một cán bộ CSGT (Phòng CSGT Công an tỉnh) cho biết, trong quá trình giám sát không được gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của lực lượng CSGT. Trong những khu vực có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ, người dân ghi âm, ghi hình sẽ phải giữ những khoảng cách nhất định. Trường hợp các tổ tuần tra kiểm soát của lực lượng CSGT đang phối hợp với công an truy bắt tội phạm thì người dân cũng cần tránh việc ghi âm, ghi hình, thậm chí livestream gây cản trở đến hoạt động phòng chống tội phạm của công an. Người dân ghi âm, ghi hình giám sát cũng phải phù hợp để đảm bảo an toàn cho mình cũng như lực lượng thực thi công vụ. Đặc biệt, bản thân người vi phạm trước tiên phải chấp hành hiệu lệnh, đưa xe vào nơi xử lý theo quy định mới tiến hành ghi hình.

Vệc ghi hình công khai giúp giám sát CSGT tốt hơn, hạn chế được lạm quyền, mâu thuẫn, khiếu nại… không đáng có xảy ra trong quá trình hoạt động thực thi pháp luật. Tuy nhiên, Thông tư 67 hiện vẫn chưa có quy định hướng dẫn chi tiết để lực lượng chức năng làm nhiệm vụ không bị áp lực; người ghi hình không gặp khó khăn và vi phạm các quy định pháp luật khác.

Cần có thêm những quy định chi tiết như: chỉ được ghi hình khi lực lượng đang thi hành công vụ; khoảng cách người dân ghi hình với lực lượng; không được có lời nói xúc phạm, không hành động quá khích, cản trở hoạt động thực thi nhiệm vụ. Cơ quan chức năng cũng nên có quy định cảnh báo việc người ghi hình không được sử dụng, phát tán hình ảnh ghi được (nhất là môi trường mạng xã hội) vào các mục đích xúc phạm, vu khống, bôi nhọ lực lượng công an.

 

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo