NGUYÊN ĐƠN MUỐN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG NHƯNG KHÔNG BIẾT NƠI CƯ TRÚ, NƠI LÀM VIỆC CỦA HỌ THÌ NÊN LÀM GÌ?
Tình huống pháp lý:
Chị Nguyễn Thị A kết hôn với Anh Huỳnh Hữu H vào năm 2000, hai người đã có với nhau hai đứa con. Chung sống đến năm 2015, vợ chồng phát sinh mây thuẫn nên chị A đã dọn ra khỏi nhà và ly hôn với ông H. Đến năm 2022 chị A muốn ly hôn, tuy nhiên ông H không đồng ý đồng thuận ly hôn, nên chị A xin thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
Phân tích tình huống pháp lý:
Nam nữ kết hôn tự nguyện là việc nam nữ xác định mối quan hệ vợ chồng với nhau theo qui định pháp luật, là khởi nguồn cho cuộc sống mới trong đời sống hôn nhân gia đình, cùng nhau hướng tới mục tiêu chung là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và pháp luật cũng đã công nhận điều này. Nhưng khi mục đích hôn nhân không đạt được, các nguyên tắc hôn nhân bị vi phạm và hai bên không thể duy trì đời sống vợ chồng thì ly hôn là giải pháp cuối cùng cho cả hai.
Hiện nay, Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 ly hôn có 2 hình thức:
- Điều 55. Thuận tình ly hôn
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
- Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, vợ chồng sống chung với nhau không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được thì có thể yêu cầu tòa án xin ly hôn theo một trong hai hình thức trên.
Trường hợp ly hôn đồng thuận hai bên đồng ý thỏa thuận ly hôn, thì tòa án sẽ thực hiện thủ tục nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, có trường hợp một bên muốn ly hôn mà bên còn lại không đồng ý, mà còn gây khó khăn trong việc giải quyết ly hôn kéo dài. Một trong những khó khăn mà nguyên đơn thường mắc phải là không biết địa chỉ cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn là ở đâu. Theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 35; điểm a, b khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
* Đơn phương ly hôn: Nếu không có yếu tố nước ngoài:
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, nơi làm việc của người muốn ly hôn trong trường hợp hai bên thỏa thuận.
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của người còn lại trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận.
Hướng giải quyết trong tình huống trên
Phương án 1: Nguyên đơn nộp đơn tại nơi mà bị đơn cư trú hoặc nơi bị đơn làm việc cuối cùng.
Căn cứ vào “Bộ luật dân sự 2015 Điều 36: Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu:
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động trong các trường hợp sau:
a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên nguyên đơn có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án cấp quận huyện nơi mà bị đơn cư trú hoặc làm việc cuối cùng của bị đơn.
Phương án 2: Tuyên bố bị đơn mất tích
Căn cứ vào quy định tại Điều 68. Tuyên bố mất tích
“1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Như vậy, nguyên đơn muốn yêu cầu ly hôn đơn phương mà không biết nơi cư trú, nơi làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án tuyến bố mất tích, để thực hiện thủ tục ly hôn.
Văn phòng luật sư Đạt Điền chuyên tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương trong và ngoài nước
- Tư vấn hôn nhân và gia đình
- Tư vấn Đất đai
- Tư vấn tranh chấp nhà đất
- Tư vấn thừa kế
Liên hệ với chúng tôi: 0567 50 1111