Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Vợ chồng là cùng là cổ đông công ty thì chia cổ phần sau khi ly hôn như thế nào?

Tôi đã kết hôn nào năm 2007 với ông Nguyễn Văn A, năm 2017 Ông A bắt đầu qua lại và chung sống như vợ chồng với Bà Nguyễn Thị Nhung. Chồng tôi và tôi hiện là cổ đông của công ty TNHH Thuần Việt, số tiền đầu tư vào công ty do tôi và chồng tôi tích góp. Chồng tôi muốn tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp và cho Bà Nguyễn Thị Nhung vào làm cổ đông của công ty có được không? Tôi muốn ly hôn với ông A thì cổ phần của tôi và chồng tôi chia như thế nào? Gửi luật sư giải thích giúp tôi, tôi chân thành cảm ơn luật sư!

Cảm ơn bạn đã đưa ra câu hỏi, chúng tôi xin được phép trả lời câu hỏi của bạn như sau!

Đầu tiên về thay đổi vốn điều lệ

1. Trường hợp đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

Các trường hợp thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp gồm:

- Trường hợp 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính;

- Trường hợp 2: Công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

- Trường hợp 3: Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP .

2. Hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp

Tại Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp như sau:

Trường hợp 1

Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

- Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc tay đổi vốn điều lệ;

- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

Trường hợp 2

Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;

- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp;

- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Trường hợp 3

Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có các giấy tờ sau đây:

- Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;

- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.

Lưu ý: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Đối với ly hôn chồng là ông A thì cổ phần của bạn được giải quyết như

Tranh chấp cổ phần sau ly hôn là dạng tranh chấp mà các bên trong tranh chấp đã ly hôn (tức là có bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án giải quyết về vấn đề hôn nhân, con cái) nhưng chưa giải quyết về tài sản chung. Và sau khi ly hôn, khối tài sản này mới phát sinh tranh chấp. Khi đó, việc giải quyết tranh chấp phải xem xét đến công sức đầu tư phát sinh cổ tức và công sức đóng góp làm phát sinh thêm lợi nhuận từ cổ phần trong thời gian trước khi xảy ra tranh chấp để thanh toán chi phí bảo quản và phát sinh lợi nhuận hợp lý.

Khi tranh chấp phát sinh thì phải xác định nguồn gốc sở hữu cổ phần. Tức là, thời điểm mua cổ phần là trước khi kết hôn (sau khi kết hôn nhập vào tài sản chung) hay sau kết hôn. Nếu có căn cứ chứng minh rằng, tiền mua cổ phần là tiền riêng của vợ/chồng thì đó là tài sản riêng, tuy nhiên cổ tức phát sinh từ cổ phần vẫn được xác định là tài sản chung của vợ chồng (nếu không có thỏa thuận khác). Còn trường hợp tiền mua cổ phần là tiền chung của vợ chồng thì cổ phần và cổ tức thuộc tài sản chung của vợ chồng.

1. Giải quyết tranh chấp cổ phần sau ly hôn

Theo quy định của pháp luật, sở hữu của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Nếu có căn cứ là tài sản riêng của vợ/chồng và không có thỏa thuận nhập tài sản riêng đó vào tài sản chung của vợ chồng thì đó là tài sản riêng (sau khi trừ chi phí hợp lý). Còn trong trường hợp đây là tài sản chung của vợ chồng thì theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi ly hôn phần tài sản này sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

2. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

3. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Đối với trường hợp 02 vợ chồng đều là cổ đông công ty thì đây được xem xét là tranh chấp giữa các thành viên của công ty. Tranh chấp về cổ phần được xác định là tranh chấp kinh doanh – thương mại theo Khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Riêng đối với tranh chấp này thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là tòa án có thẩm quyền giải quyết (căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Ngoài Tòa án, cơ quan Trọng tài thương mại cũng có thể giải quyết nếu có thỏa thuận trọng tài (thỏa thuận không bị vô hiệu và có thể thực hiện được).

Trường hợp một bên vợ/chồng là cổ đông công ty và người còn lại không là cổ đông. Nếu cổ đông công ty sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc là cổ đông sáng lập, thì không được quyền chuyển nhượng cổ phần. Khi đó, người này chỉ có quyền trả giá trị đối với phần cổ phần mà bên kia được hưởng. Còn trong trường được phép chuyển nhượng cổ phần cho bên còn lại (theo Điều lệ công ty và quy định pháp luật) thì bên kia có thể chuyển nhượng phần cổ phần tương ứng. Đây là tranh chấp đòi tài sản, do đó, là tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Thủ tục giải quyết tranh chấp cổ phần sau ly hôn

Về nguyên tắc, khi phát sinh tranh chấp, Nhà nước luôn khuyến khích các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết. Nếu không thể hòa giải thì người có quyền và lợi ích bị xâm phạm có thể khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tùy theo trường hợp cụ thể mà việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết khác nhau.

Đối với con đường là Tòa án, thủ tục khởi yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:

Bước 1: Vợ/chồng gửi hồ sơ khởi kiện (bao gồm đơn khởi kiện kèm theo bản sao y các loại giấy tờ chứng minh nhân thân và các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện) đến Tòa án có thẩm quyền thông qua 03 phương thước:

Nộp trực tiếp tại Tòa án

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 190-195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo