Luật sư và những câu chuyện chưa kể (Phần 2)
Cạm bẫy từ những đồng tiền và luật sư cần một tinh thần “thép” để vượt qua ma lực của đồng tiền
Để có được những “hoa thơm, quả ngọt” của nghề, luật sư phải trải qua nhiều khó khăn và không ít những cám dỗ. Một luật sư giỏi chắc chắn cần có bộ não luôn tỉnh táo, tư duy logic mạch lạc và phải có tinh thần để vượt qua "ma lực" của đồng tiền.
Sau khi kết thúc 1 vụ việc nào đó, ngoài nhận được thù lao tượng trưng cho công sức mình bỏ ra, luật sư còn nhận được lời cảm ơn, những ánh mắt, nụ cười lấp lánh niềm vui từ những thân chủ khi quyền lợi được đảm bảo.
Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, từ những vụ việc nhỏ đến những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, luật sư nghiệm ra rằng, niềm vui lớn nhất của những người làm nghề chính là những nụ cười, niềm vui của thân chủ mình sau mỗi phiên tòa.
Người làm nghề luật sư phải có những tố chất đặc biệt. Luật sư vừa phải nắm chắc pháp luật, lại phải có những kỹ năng vận dụng luật khôn khéo đồng thời luôn luôn cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, luật sư giỏi phải biết chẻ chữ, nghiên cứu và khai thác vấn đề để tìm ra những khía cạnh chưa được nhìn nhận của vụ việc mình theo đuổi.
Một luật sư chắc chắn cần phải có một tinh thần thép, một bộ não luôn tỉnh táo, tư duy logic mạch lạc và khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề sắc sảo. Người nào có thói quen tư duy đơn giản và dễ thỏa mãn thì chắc chắn không thể làm nghề luật sư thành công được.
Hiện nay nghề luật sư ở nước ta vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Để đi đến sự thành công trong nghề, luật sư phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ cũng như vượt qua không ít cám dỗ.
Có thể nói, ma lực của đồng tiền tạo ra những “cám dỗ chết người” là thử thách lớn nhất, luôn thường trực mà mỗi luật sư phải trải qua. Nếu không giữ vững tinh thần và lời thề thượng tôn pháp luật, luật sư rất có thể đưa chân vào con đường lao lý, để đồng tiền dắt mũi mà không vì lẽ phải. Từ đó phát sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực, luật sư bất chấp mọi điều kiện để đạt được mục đích của mình.
Suy cho cùng, cái đích mà mỗi luật sư luôn luôn hướng tới là tinh thần thượng tôn pháp luật, công lý, lẽ phải phải được thực thi theo quy định của pháp luật.
Nghề nào cũng có cái khó riêng, quan trọng là mỗi người phải biết ước mơ, đặt ra những cái đích và luôn cố gắng không ngừng nghỉ để đến được vạch chiến thắng.
Thêm vào đó, luật sư là một nghề khó, đòi hỏi những người theo nghề phải có lòng tin và luôn trong tâm thế học tập trau dồi kiến thức. Những người làm nghề phải biết nhìn nhận, đánh giá sau mỗi vụ án mình tham gia, dù thắng hay thua.
Những nghiêm cấm luật sư không. được thực hiện theo Điều 9, Luật sư 2006 sửa đổi năm 2012.
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật.
Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật, xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật
Tiết lộ thông tin về vụ việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Sách nhiễu, lừa dối khách hàng
Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý
Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc
Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật
Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham tố tụng
Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.