Pháp luật Doanh nghiệp - Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí 24/7

Tội cướp giật tài sản bị đi tù bao nhiêu năm ?

Khái niệm tội cướp giật tài sản

Cướp giật tài sản được hiểu là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của người khác một cách nhanh chóng và bất ngờ rồi tẩu thoát để tránh sự phản kháng của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản.

Công khai ở đây tức là không che dấu hành vi phạm tội của mình; nhanh chóng ở đây là chiếm đoạt trong thời gian ngắn.


2. Hình phạt đối với tội cướp giật tài sản

2.1 Hình phạt chính

2.1.1 Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm

Người nào phạm tội cướp giật tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Tội cướp giật tài sản


 

2.1.2 Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm

Nếu bạn phạm tội cướp giật tài sản thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

  • Phạm tội cướp giật tài sản có tổ chức: Có tổ chức tức là có từ 02 người trở lên, bàn bạc, cấu kết để cùng thực hiện hành vi (đồng phạm);
  • Phạm tội cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp:

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 thì tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu khi có đầy đủ hai điều kiện: Tội phạm đã cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm, không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa và các lần phạm tội là nghề sinh sống của họ.

  • Phạm tội cướp giật tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: Đây là số tiền lớn, cho nên đòi hỏi khung hình phạt phải cao hơn;
  • Dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản: Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể tình tiết này nhưng qua thực tiễn có thể hiểu dùng thủ đoạn nguy hiểm là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi cướp giật tài sản rất táo bạo, có thể gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của chủ sở hữu tài sản (người quản lý tài sản);
  • Cướp giật tài sản, hành hung để tẩu thoát:

Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định như sau: hành hung để tẩu thoát là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát.

  • Cướp giật tài sản và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%: Cách tính tỷ lệ thương tích hay tổn hại sức khỏe tham khảo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Y tế.
  • Cướp giật tài sản đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ: Ở đây ta cần lưu ý với trường hợp phụ nữ có thai. Chỉ khi tội phạm biết và đủ căn cứ để biết được rằng người phụ nữ này đang mang thai mà vẫn thực hiện hành vi phạm tội thì mới thuộc trường hợp này.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội:

Đây là điểm mới của tội cướp giật tài sản và một số loại tội khác (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), thay thế cho quy định “Gây hậu quả nghiêm trọng” ở Bộ luật cũ.

Vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể tình tiết này nên trên thực tế còn nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể hiểu, hành vi này là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự, kỷ cương xã hội, gây mất ổn định nghiêm trọng cho đời sống của người dân, tạo tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng vào các cấp chính quyền trong một diện rộng khu dân cư.

  • Tái phạm nguy hiểm.

2.1.3 Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

Khi bạn phạm tội cướp giật tài sản mà thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

2.1.4 Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Còn nếu bạn phạm tội này thuộc một trong các trường hợp dưới đây,, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
  • Làm chết người;
  • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

2.2 Hình phạt bổ sung

heo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung sau: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Có thể thấy, tội cướp giật tài sản có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới xã hội.

Do vậy, hình phạt của tội danh này rất nghiêm khắc, đặc biệt là những trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn, có thể gây thương thích hoặc tổn hại lớn cho sức khoẻ người khác hoặc làm chết người hay lợi dụng tình trạng khó khăn để thực hiện hành vi.

Tuy nhiên, bên cạnh việc quyết định hình phạt còn phải cân nhắc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mà còn xét cả về nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Ví dụ về nhân thân người phạm tuổi như người phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi,…

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 là những yếu tố quan trọng để xác định mức phạt của người phạm tội.

Việc xác định hình phạt chính xác cho một trường hợp phạm tội khi chưa có bản án rất khó và phức tạp.

Chat zalo Liên hệ theo Zalo Liên hệ theo SĐT
Mở Đóng
Gọi luật sưGọi luật sư 0567501111 ZaloZalo